Lịch sử Công_ước_quốc_tế_về_xóa_bỏ_mọi_hình_thức_phân_biệt_chủng_tộc

Vào tháng 12 năm 1960, sau các sự kiện liên quan đến chủ nghĩa bài Do Thái ở một số nơi trên thế giới,[9] Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án "tất cả các biểu hiện và thực hành thù hận chủng tộc, tôn giáo và quốc gia" là vi phạm Hiến chương Liên Hợp QuốcTuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát và kêu gọi chính phủ của tất cả các quốc gia "thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn tất cả các biểu hiện của hận thù chủng tộc, tôn giáo và quốc gia".[10] Hội đồng Kinh tế và Xã hội đã thực hiện quyết này bằng cách soạn thảo một nghị quyết về "những biểu hiện truyền bá định kiến chủng tộc và bất dung quốc gia và tôn giáo", kêu gọi các chính phủ giáo dục công chúng chống lại sự bất dung và hủy bỏ các luật có tính phân biệt đối xử.[11] Do thiếu thời gian, nghị quyết này đã không được Đại hội đồng xem xét vào năm 1961,[12] nhưng đã được thông qua vào năm sau.

Trong những tranh luận ban đầu về nghị quyết này, các quốc gia châu Phi do Cộng hòa Trung Phi, Chad, Dahomey, Guinea, Côte d'Ivoire, Mali, MauritaniaUpper Volta dẫn đầu đã yêu cầu có hành động cụ thể hơn về vấn đề này, dưới hình thức một công ước quốc tế chống phân biệt chủng tộc.[13] Một số quốc gia thích một tuyên bố hơn là một điều ước có ràng buộc, trong khi nhiều quốc gia khác muốn giải quyết cả bất dung về chủng tộc và tôn giáo trong một văn kiện duy nhất.[14] Cuối cùng, do sự phản đối chính trị của các quốc gia Ả Rập đối với việc gộp không khoan dung tôn giáo và không khoan dung chủng tộc, cộng với ý kiến của một số quốc gia khác cho rằng sự bất dung tôn giáo ít khẩn cấp hơn,[15] hai nghị quyết riêng biệt đã ra đời: một nghị quyết kêu gọi có một tuyên ngôn và dự thảo một công ước nhằm loại bỏ phân biệt chủng tộc,[16] và nghị quyết kia tương tự với không khoan dung tôn giáo.[17]

Điều 4, hình sự hóa việc kích động phân biệt chủng tộc, cũng gây tranh cãi trong giai đoạn soạn thảo. Trong cuộc tranh luận đầu tiên về điều này, có hai dự thảo được đưa ra, một do Hoa Kỳ trình bày và một do Liên XôBa Lan. Hoa Kỳ, được Vương quốc Anh ủng hộ, đề xuất rằng chỉ những kích động "dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến bạo lực" mới nên bị cấm, trong khi Liên Xô muốn "cấm và giải tán các tổ chức phân biệt chủng tộc, phát xít và bất kỳ tổ chức nào khác thực hành hoặc kích động phân biệt chủng tộc ". Các quốc gia Bắc Âu đề xuất một phương án kết hợp trong đó một điều khoản "quan tâm đúng mức" đối với các quyền trong Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát đã được thêm vào để cân nhắc khi hình sự hóa phát ngôn thù hận.[18]

Dự thảo Tuyên ngôn về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc đã được Đại hội đồng thông qua vào ngày 20 tháng 11 năm 1963.[19] Cùng ngày, Đại hội đồng kêu gọi Hội đồng Kinh tế và Xã hội và Ủy ban Nhân quyền ưu tiên tuyệt đối việc soạn thảo Công ước về chủ đề này.[20] Dự thảo được hoàn thành vào giữa năm 1964,[21] nhưng những trì hoãn trong Đại hội đồng làm cho dự thảo không thể được thông qua vào năm đó.[15] Cuối cùng nó đã được thông qua vào ngày 21 tháng 12 năm 1965.[8]